Những người sở hữu giấc ngủ ngắn và ít ngủ hơn, thường có xu hướng cân nặng tăng nhanh hơn so với những người ngủ đủ giấc. Trên thực tế, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng thời gian giấc ngủ ngắn hơn so với thông thường là một trong những yếu tố nguy cơ cao nhất dẫn đến bệnh béo phì.
Các nghiên cứu cho thấy những người thiếu ngủ có cảm giác thèm ăn hơn và có xu hướng ăn nhiều calo hơn so với người ngủ đủ giấc. Việc thiếu ngủ sẽ làm gián đoạn sự dao động hàng ngày của hormone thèm ăn và được cho là nguyên nhân dẫn đến việc điều hòa cảm giác thèm ăn bị kém đi. Ăn nhiều calo sẽ có ảnh hưởng không tốt cho sức khoẻ và cơ thể.
Giấc ngủ rất quan trọng đối với các khía cạnh khác nhau của chức năng não, bao gồm cả nhận thức, tập trung, năng suất và hiệu suất… Tất cả những điều này đều sẽ bị ảnh hưởng không tốt nếu chúng ta thiếu ngủ, ngủ không đủ giấc.
Trong một nghiên cứu trên các cầu thủ bóng rổ tại Mỹ, giấc ngủ dài và sâu đã được chứng minh là cải thiện đáng kể tốc độ, độ chính xác, thời gian phản ứng và sức khỏe tinh thần của các cầu thủ.
Những người không ngủ đủ giấc có nguy cơ mắc bệnh tim hoặc đột quỵ cao hơn nhiều so với những người ngủ 7-8 giờ mỗi đêm.
Các vấn đề sức khỏe tâm thần như trầm cảm, thường có liên quan chặt chẽ đến chất lượng giấc ngủ kém và rối loạn giấc ngủ. Các nhà khoa học ước tính được có đến 90% những người bị trầm cảm thường phàn nàn về chất lượng giấc ngủ. Còn những người ngủ đủ giấc thường có sức khoẻ tâm lý tích cực hơn và năng động hơn mỗi ngày.
Một nghiên cứu lớn ở Mỹ kéo dài 2 tuần đã theo dõi sự phát triển của bệnh cảm lạnh thông thường sau khi cho những người tham gia nghiên cứu nhỏ mũi có virus cảm lạnh. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người ngủ ít hơn 7 giờ trong một ngày có nguy cơ bị cảm lạnh cao hơn gấp 3 lần so với những người ngủ từ 8 giờ trở lên. Vậy nên, ngủ ít nhất 8 tiếng có thể cải thiện chức năng miễn dịch của chúng ta và giúp chống lại cảm lạnh thông thường.